Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

6 tác nhân không ngờ gây đau mạn tính

Dưới đây là những nguyên nhân gây đau có thể bạn không ngờ tới:

1. Tổn thương tình cảm

Các bác sĩ ngày càng nhận ra rằng nỗi đau tinh thần bắt nguồn từ một sang chấn trong quá khứ, có thể là do bị lạm dụng hoặc stress sau chấn thương, có thể biểu hiện bằng nỗi đau thể chất kéo dài.

Tuy các nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về mối liên quan giữa hai tình trạng này nhưng trong thực hành, các bác sĩ cho biết những bệnh nhân bị đau mạn tính không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống, khi đánh giá thêm thấy họ thường trải qua sang chấn trong cuộc sống.

Một giả thuyết đang đặt ra là sang chấn tình cảm, chấn thương thể chất hoặc các chất độc hại trong môi trường kích thích thần kinh đệm, các phân tử sống trong hệ thần kinh trung ương sản sinh liên tục các hóa chất gây viêm bất cứ khi nào chúng bị stress. Cơ thể phản ứng với các biểu hiện viêm liên tục này theo hai cách: đau mạn tính và các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu.

2. Thuốc giảm đau

Việc lạm dụng thuốc giảm đau làm giảm phản ứng của cơ thể với đau, vì vậy bạn cần nhiều thuốc giảm đau hơn và thuốc mạnh hơn để đối phó với đau mạn tính. Nhưng điều này chỉ làm tăng độ nhạy với đau trong thời gian dài. Vấn đề trở nên đặc biệt tồi tệ với các thuốc giảm đau opiod kê đơn như hydrocodone (Vicodin) hoặc oxycodon (Oxycontin). Sử dụng các thuốc giảm đau để xử lý đau mạn tính được cho là “thiển cận”.

3. Ngủ kém

Cảm nhận về cơn đau tăng lên khi chúng ta ngủ kém. Giấc ngủ sâu là lúc các cơ được cung cấp máu nhiều hơn, giúp mô phát triển và phục hồi. Bạn có thể thấy sự gia tăng tình trạng đau cơ chỉ trong 1 tuần không ngủ ngon giấc.

Thuốc ngủ không có tác dụng vì chúng chỉ giúp bạn ngủ mà không cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều này có nghĩa bạn có thể không tới được giai đoạn giảm đau sâu bạn cần để cảm thấy tốt hơn.

4. Rò đường ruột

70% hệ miễn dịch nằm ở ruột, được lấp đầy bởi các dây thần kinh như sợi tóc nhỏ trên thành ruột cũng được gọi là lông mao giúp ngăn chặn cơ thể hấp thu quá nhiều độc tố. Uống quá nhiều thuốc giảm đau hoặc ngay cả tình trạng nhạy với thực phẩm như nhạy với gluten có thể làm tổn thương cả dây thần kinh và lông mao, dẫn tới tình trạng ‘rò ruột’.

Khi bị ‘rò’ ruột, thực phẩm không tiêu hóa được, vi khuẩn và các hóa chất môi trường khác có thể khiến tế bào tiểu thần kinh đệm bị kích thích và dẫn tới đau mạn tính.

5. Thiếu magiê

Magiê là khoáng chất chiếm ưu thế hàng thứ 4 trong cơ thể và bạn không có sức khỏe tốt nếu không nhận đủ nó. Và nhiều người trong chúng ta không nhận đủ khoáng chất này. Nhưng loại khoáng chất thiết yếu này ức chế các thụ thể glutamate của não - một dẫn truyền thần kinh có thể khiến các dây thần kinh nhạy cảm với đau. Nhiều bác sĩ điều trị đã kê đơn magiê tiêm tĩnh mạch cho những bệnh nhân đau mạn tính nhưng bạn có thể nhận đủ magiê qua chế độ ăn như ăn rau lá xanh, quả bơ, gạo nâu, hạnh nhân, hạt điều và chuối.

6. Bệnh Lyme

Bệnh Lyme là bệnh do vector truyền phổ biến nhất ở Mỹ.

Phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh này là dùng kháng sinh 2-4 tuần, điều này có thể gây tổn thương dạ dày nhưng khoảng 20% số người điều trị bệnh Lyme bị hội chứng sau điều trị bệnh Lyme, đặc trưng bởi dấu hiệu đau nhức các khớp và có thể kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn sau điều trị. Nghiên cứu về hội chứng này vẫn đang tiếp tục nhưng nhiều nhà khoa học đặt giả thuyết rằng Lyme có thể kích thích phản ứng tự miễn tiếp tục kéo dài sau khi thuốc kháng sinh đã tiêu diệt vi khuẩn, khiến cho người bệnh bị đau ngay cả khi các xét nghiệm không phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.

BS Tuyết Mai

(Theo Prevention/univasdis)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phòng bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ Ở lứa tuổi này, trẻ từ khi được bú mẹ đến lúc cai sữa mẹ và ăn bữa ăn của người lớn ở các nước thường có tỉ ...