Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những dấu hiệu mắc bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu bị bỏ qua hoặc không được chăm sóc chu đáo có thể rất nguy hiểm. Theo một nghiên cứu, những cơn đau tim ở người bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa được nếu được quan tâm. Dưới đây là các triệu chứng bệnh tim mạch mà bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua.

Bệnh mạch vành (CHD)

Đau thắt ngực về cơ bản xảy ra khi cơ tim không thể nhận đủ máu giàu oxy. Nó là một triệu chứng của bệnh mạch vành.

Bạn có thể cảm thấy quá căng thẳng, bực bội hoặc đôi khi cảm thấy như bị ép ngực. Tình trạng này có thể lan rộng tới cánh tay, cổ, lưng, vai và thậm chí là hàm. Bạn có thể bắt đầu có cảm giác khó tiêu.

Một trong những yếu tố chịu trách nhiệm cho rối loạn này là stress tinh thần. Bạn có thể nhầm tưởng nó với đau cơ và bỏ qua nó bằng cách chỉ nghỉ ngơi và trở lại với công việc. Tốt nhất là nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt và không nên bỏ qua những cơn đau kiểu như vậy khi bạn là một bệnh nhân tiểu đường.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và suy nhược.

Một số người bận rộn không nhận ra rằng họ bị bệnh mạch vành cho tới khi đối mặt với cơn đau tim. Cơn đau xảy ra nếu mạch vành bị tắc nghẽn, do vậy lưu thông máu tới cơ tim cũng bị ách tắc.

Triệu chứng phổ biến nhất là đau ngực hoặc khó chịu ở bên ngực trái. Nó giống như một cơn đau dao động. Cảm giác có thể nhẹ hoặc nặng. Đôi khi bạn có thể có cảm giác nóng rát trong ngực kèm theo khó thở và khó chịu ở ngực. Nếu bạn vốn đã là bệnh nhân bị bệnh tim thì bạn có thể gặp các triệu chứng khác nữa.

Dây thần kinh liên quan tới bệnh tiểu đường tương tác với các tín hiệu đau trong cơ thể, do vậy bệnh nhân có thể bị đau tim mà không có triệu chứng.

Suy tim

Đây là bệnh khá phổ biến, kết quả là gây khó thở và những vấn đề về thở, sưng phù ở chân, bụng, mắt cá chân, và tĩnh mạch.

Tất cả những triệu chứng này là do sự tắc nghẽn quá mức khiến tim hoạt động không hoàn hảo.

Bệnh cơ tim tiểu đường

Bệnh cơ tim tiểu đường không thể chẩn đoán được trong giai đoạn sớm.

Phần lớn bệnh nhân tiểu đường có hàm lượng đường cao được đề nghị uống thuốc hoặc tiêm insulin phụ thuộc vào hàm lượng đường. Triệu chứng này thường được phát hiện ở bệnh nhân tiểu đường khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Do vậy, bệnh nhân tiểu đường được khuyên là nên đi kiểm tra đường huyết thường xuyên và cũng kiểm tra sức khỏe để phát hiện các triệu chứng liên quan tới bệnh tim.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phòng bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ Ở lứa tuổi này, trẻ từ khi được bú mẹ đến lúc cai sữa mẹ và ăn bữa ăn của người lớn ở các nước thường có tỉ ...