Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những nguy cơ khi xạ trị

Để điều trị bệnh ung thư, nhiều bệnh nhân đã hoặc sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp điều trị bằng xạ trị. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích thì liệu pháp này cũng có nhiều bất lợi cho bệnh nhân, gây ra tác dụng không mong muốn cấp tính và mạn tính.

Tác dụng phụ cấp tính

Tác dụng phụ cấp tính xảy ra ngay trong liệu trình điều trị bằng xạ trị như: gây tổn hại cho các tế bào đang phân chia bình thường (tế bào lành) trong khu vực đang được điều trị. Những triệu chứng bao gồm kích ứng da hoặc tổn thương tại khu vực tiếp xúc với các tia bức xạ. Ví dụ như tổn thương các tuyến nước bọt hoặc rụng tóc khi bức xạ chiếu vào vùng đầu, mặt hoặc các vấn đề tiết niệu khi xạ trị vùng bụng dưới. Gây nhức mỏi là một tác dụng phụ thường gặp của xạ trị bất kể đó là bộ phận nào của cơ thể phải xạ trị. Buồn nôn và nôn cũng là tác dụng phụ phổ biến khi xạ trị vùng bụng và đôi khi xảy ra khi xạ trị vùng não. Để khắc phục tình trạng này, hiện đã có các loại thuốc giúp ngăn ngừa hoặc điều trị buồn nôn và ói mửa trong khi điều trị.

Xạ trị để lại không ít tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư.

Các triệu chứng khó chịu này thông thường sẽ hết sau khi điều trị kết thúc, mặc dù vậy, một số triệu chứng (như tổn thương tuyến nước bọt) có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Để hạn chế tác dụng phụ của phương pháp xạ trị lên tuyến nước bọt, có thể dùng thuốc amifostine. Thuốc có thể giúp bảo vệ các tuyến nước bọt tránh thiệt hại bởi bức xạ nếu nó được sử dụng trong quá trình điều trị bằng xạ trị. Đây là thuốc đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng để bảo vệ các mô bình thường của cơ thể, tránh tác hại của tia xạ trong quá trình điều trị thuốc.

Tác dụng phụ mạn tính

Tác dụng phụ muộn của xạ trị có thể xảy ra sau khi kết thúc liệu trình xạ trị và có thể tiến triển thành mạn tính. Tác dụng phụ này tùy thuộc vào khu vực của cơ thể được điều trị, bao gồm: xơ hóa (các mô bình thường bị biến thành các vết sẹo); Tổn thương ống tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy và chảy máu; Mất trí nhớ; Vô sinh (không có khả năng sinh con); Hoặc mắc thêm một bệnh ung thư thứ hai do tiếp xúc với bức xạ. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp, vì ung thư thứ hai phát triển sau khi xạ trị phụ thuộc vào các phần của cơ thể được điều trị. Ví dụ: phụ nữ trẻ nếu điều trị bệnh Hodgkin lymphoma bằng bức xạ vùng ngực sẽ bị gia tăng nguy cơ phát triền ung thư vú sau này. Nói chung, nguy cơ mắc một bệnh ung thư thứ hai là cao nhất ở những người bị ung thư như trẻ em hoặc thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố bức xạ, tác dụng phụ mạn tính có thể xảy ra hay không còn phụ thuộc vào loại thuốc dùng, các yếu tố di truyền, lối sống của người bệnh (như hút thuốc)... Đây là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ di chứng mạn tính.

Vì vậy, khi sử dụng xạ trị để điều trị ung thư cho một bệnh nhân nào đó, các bác sĩ chuyên khoa xạ trị ung thư sẽ phải cẩn thận cân nhắc và lường trước những nguy cơ và kết hợp điều trị các tác dụng phụ có thể xảy ra cho từng bệnh nhân (bao gồm cả giảm các triệu chứng, thu hẹp lại một khối u hoặc chữa bệnh tiềm năng)...

DS. Bùi Sỹ Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phòng bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ Ở lứa tuổi này, trẻ từ khi được bú mẹ đến lúc cai sữa mẹ và ăn bữa ăn của người lớn ở các nước thường có tỉ ...